LẦN ĐẦU ĐI NHÀ TRẺ

Go down

LẦN ĐẦU ĐI NHÀ TRẺ Empty LẦN ĐẦU ĐI NHÀ TRẺ

Bài gửi by HangBi Tr 30/11/2022, 16:10

Thế là bắt đầu một giai đoạn mới trong đời sống gia đình – bé đi nhà trẻ. Nửa năm đầu sẽ không đơn giản với bé, và bé sẽ cần sự giúp đỡ của bạn.

Sự thích nghi nhà trẻ của bé – đó là sự thích ứng của bé với những điều kiện mới của trường mầm non. Em bé 2-3 tuổi còn rất quấn mẹ, và sự chia lìa với mẹ và với những người thân quả là một điều nặng nề với bé. Thường các trẻ có mối quan hệ chặt chẽ và quá gắn bó với mẹ hay có những triệu chứng sau: Số lượng các bệnh tăng; thường mắc các bệnh cảm cúm; có thể tăng nhiệt độ nhẹ - biểu hiện phản ứng của cơ thể trước những thay đổi điều kiện sống.

>>> KBHerohttps://kbhero.vn/ - Ứng dụng mua bán đồ cũ của bé, kèm game nhân vật hấp dẫn. Tải app ngay!

Những bé lần đầu đi nhà trẻ thường trở nên dễ kích động, hay khóc, buồn chán vì chuyện vặt, hay sợ hơn, và nỗi sợ lớn nhất - những người thân không đón bé từ nhà trẻ về.

Có thể xuất hiện những biểu hiện dưới đây ở trẻ nhỏ tuổi hơn, đặc biệt ở những em bé mà mẹ mới sinh em trai hay em gái:

· Ngôn ngữ dường như kém đi – tính từ và danh từ biến mất, bé lại sử dụng những từ đơn giản như khi mới biết nói.

· Xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, chủ yếu là sự giận dữ, dễ bị tổn thương hơn. Bé có thể chậm chạp hẳn hoặc rất chậm chạp, hoặc tích cực tới mức không kìm được.

· Ăn không ngon. Trẻ em có thể hoặc hoàn toàn từ chối không ăn, hoặc ăn ít và ít bữa. Thỉnh thoảng lại ăn quá nhiều.

· Giấc ngủ của bé có thể không yên và ngắt quãng.

Tất cả những biểu hiện nêu trên là những phản ứng bình thường của cơ thể và tâm lý của bé trước những điều kiện sống mới. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi bé hoàn toàn quen với nhà trẻ.

Giúp bé như thế nào?

Hãy luyện những cơ cấu thích nghi của trẻ: Hãy đưa bé đến nhà người khác chơi, tới những buổi giải trí tập thể dành cho trẻ em, tới nhà hát, công viên. Nên dạy bé quen với những tình huống, mà bé đành phải thích ứng với những điều kiện mới và thay đổi cách ứng xử của mình.

Hãy tư vấn bác sĩ: Bác sĩ nhi sẽ đánh giá khả năng ảnh hưởng của những yếu tố trước và sau khi sinh. Chỉ nên cho bé đi nhà trẻ trong trường hợp bé khoẻ mạnh. Trước đó một năm hãy bắt đầu tiến hành những bài tập rèn luyện cơ thể giúp tăng cường tình trạng thể lực và hệ thống thần kinh của bé.

Hãy tạo cho mình tâm trạng tốt: Bạn cần phải hiểu sự nghiêm túc của những nỗi lo lắng và sợ hãi của bé. Nhưng không nên thể hiện nỗi sợ và lo âu của chính mình về con trước khi cho bé đi nhà trẻ. Trong các trường mầm non có những cô giáo và các nhà sư phạm giàu kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ nhỏ, có thể họ sẽ có phương pháp riêng biệt cho con của bạn và giúp bé nhanh quen với nhà trẻ. Bạn hãy nhớ rằng những em bé đi nhà trẻ có ưu thế hơn trong phát triển trí tuệ và bản tính cá nhân hơn những trẻ ở nhà.

Hãy tạo cho bé tâm trạng tốt: Trước mặt bé chỉ nói tốt về nhà trẻ và cô giáo dạy trẻ. Hãy kể cho bé nghe những ấn tượng tuổi thơ của bạn về nhà trẻ. Hãy tập trung sự chú ý của bé vào việc bé sẽ làm gì ở nhà trẻ, sẽ học được gì mới, rằng bé sẽ có bạn mới, có đồ chơi mới. Nếu bạn có thời gian hãy cùng bé dự buổi lễ của trẻ tại trường hoặc những cuộc thi thể thao của những em lớn hơn. Tất cả những cái đó giúp hình thành những hình ảnh tốt đẹp trong bé về nhà trẻ. Hãy cho bé mang tới nhà trẻ đồ chơi yêu thích của mình, chúng sẽ giúp bé không cảm thấy cô đơn.

Hãy khách quan: Bạn hãy hiểu rằng sự thích nghi với nhà trẻ đối với bé là một quá trình không hề đơn giản, kèm theo những thay đổi trong hành vi và tình trạng cảm xúc của bé. Bạn hãy cố gắng giảm tối đa ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau có thể gây phức tạp cho quá trình thích nghi, hãy hiểu, tôn trọng và chia sẻ những lo âu và nỗi sợ hãi của bé.

Đừng cho bé đi nhà trẻ vào thời điểm “ khủng hoảng 3 tuổi”: Khủng hoảng tâm lý của trẻ tuổi lên 3 kéo theo một loạt những hành vi “tiêu cực” như nổi loạn, bướng bỉnh, không vâng lời, làm nũng,… Điều này làm phức tạp quá trình thích nghi với nhà trẻ của bé.

Hãy chọn cách giáo dục hợp lí: Hãy thể hiện cho bé rằng bé vẫn được quý và được yêu. Hãy chú ý tới những cảm xúc và và hành vi khác nhau của bé. Không nên phạt nặng vì bé không vâng lời hay làm nũng, vì quá tích cực hoặc, ngược lại, quá thụ động trong giai đoạn này. Phong cách giáo dục có thể mềm dẻo và phụ thuộc vào cá tính của đứa trẻ, mức độ, diễn biến phức tạp của quá trình thích nghi với nhà trẻ của bé. Ở nhà hãy cho bé thật thư giãn, được thể hiện toàn bộ xúc cảm thật của mình.

Hãy tạo môi trường tâm lý lành mạnh trong gia đình: Cha mẹ cần tránh những mâu thuẫn và cãi cọ lớn. Chú ý thật nhiều tới bé, hãy hỏi bé, ngày hôm nay ở nhà trẻ như thế nào, có cái gì hay, có điều gì vui... Cha mẹ cũng nên thể hiện sự tự hào vì bé giờ đã lớn và đã tự lập. Buổi tối hãy thảo luận với bé về chuyện ngày hôm sau bé sẽ làm gì, thể hiện sự quan tâm thực sự tới chuyện ở nhà trẻ của bé. Hãy ủng hộ sở thích đi nhà trẻ của bé. Tối tối hay vào những ngày nghỉ hãy chơi với bé những trò chơi nhẹ nhàng, nghe nhạc nhẹ, đọc sách, hát. Trước khi đi ngủ nên ở bên bé ít phút, xoa đầu, xoa lưng cho bé, chia sẻ niềm vui trong ngày, vui mừng vì những thành tích bé đạt được.

Hãy chuẩn bị trước cho bé: Một tháng trước trước khi cho bé đến lớp hãy tìm hiểu những quy định, nề nếp, giờ giấc của nhà trẻ và tiến hành “thực tập” ở nhà. Hãy dạy bé tất cả những kỹ năng tự phục vụ (rửa tay, rửa mặt, tự ăn, tự cởi - mặc quần áo hoặc với sự giúp đỡ của người lớn). Trong giai đoạn thích nghi nên hạn chế những cuộc vui chơi quá ấn tượng khiến bé thích đi chơi hơn là đi học. Tốt hơn cả khi giai đoạn thích nghi của bé trùng với thời gian nghỉ phép của mẹ, hoặc người thân để có thể đưa bé đi nhà trẻ và đón bé về hằng ngày, đúng giờ.

Sự thích nghi với nhà trẻ phải từ từ: Thời gian thuận lợi nhất cho việc thích nghi là giữa hè. Trong giai đoạn này sức đề kháng của bé tốt, có thể chơi nhiều được ở ngoài trời với trẻ em khác. Hãy tìm hiểu xem lúc nào có ít học trò nhất trong lớp. Cô giáo sẽ dễ dàng chú ý hơn tới từng bé, khi chúng đi nhà trẻ vào những thời gian khác nhau.

Hãy cùng làm việc với cô giáo dạy trẻ: Không ai hiểu bé của bạn hơn bạn cả. Hãy kể cho cô giáo về những điều đặc biệt hay nếp sinh hoạt của con bạn. Các cô giáo có những “bí quyết” của mình, những phương pháp sư phạm giúp bé dễ thích nghi hơn với trường, lớp.

Kế hoạch thích nghi

Ngày 1 – 3 (tuần đầu tiên): hãy cùng bé tới sân chơi của trường. Hãy để bé làm quen với những đứa trẻ khác, với các cô nuôi dạy trẻ, quen dần với không gian mới. Hãy để bé cùng chơi trò chơi chung. Cầm theo những bộ đồ chơi mà tất cả trẻ em cùng chơi được. Hãy nhấn mạnh việc bé thấy hay và chơi vui như thế nào với các bạn trong nhóm, cô giáo yêu bé nhiều như thế nào.

Ngày thứ 4-5: Hãy tập cho bé chơi một mình ở sân chơi với cô giáo và những em bé khác không có bạn. Bạn có thể cho bé chơi nửa tiếng - một tiếng, không quên nói rõ cho bé biết cái gì sẽ diễn ra trong thời gian này và bạn sẽ làm gì. Bạn nhất thiết phải quay trở lại với bé đúng giờ hẹn.

Ngày thứ 5 – 8 (tuần thứ hai): Hãy cùng bé tham gia những cuộc dạo chơi ban ngày ở sân chơi nhà trẻ. Cứ mỗi ngày tăng dần thời gian vắng mặt của bạn. Cho bé tới nhà trẻ cùng lúc với những bạn khác. Bạn có thể thỏa thuận với cô giáo về sự hiện diện của mình và theo dõi bé. Sự hiện diện của bố mẹ, dù thụ động vẫn tạo không khí an toàn. Cho bé ở lại nhà trẻ tới giờ ngủ trưa, đón bé về nhà ngủ sau khi bé đã ăn trưa ở trường. Bạn đừng quên nói với bé, khi nào bạn tới, bạn sẽ làm gì, bé sẽ làm gì trong thời gian bạn vắng mặt. Hãy tới đúng giờ đã hứa với bé! Bất cứ một sự chậm trễ nào cũng gây lo lắng và cảm giác bất an cho bé.

Ngày thứ 9 – 10: bạn hãy để bé nghỉ trưa ở nhà trẻ. Để bé bình tâm và nhanh ngủ hơn, hãy cho bé cầm theo đồ chơi yêu thích. Bạn đừng lo – các cô giáo thế nào cũng tìm cách giúp được bé của bạn ngủ được trong giờ nghỉ trưa. Bạn hãy tới sớm hơn một chút trước giờ trẻ ngủ trưa dậy - tốt hơn cả là để bé tỉnh dậy thấy mẹ ngay.



Các ngày tiếp theo: nếu tình trạng sức khỏe và tâm lý của trẻ ổn định, có thể yên tâm để bé ở trường cả ngày. Nhưng trong tháng đầu cha mẹ lưu ý nên đón bé sớm trước khi hết giờ khoảng 15 đến 30 phút, nếu không dón sớm được thì cũng không nên đón bé muộn sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ. Một câu mà bạn chắc chắn sẽ nghe thấy mỗi sáng khi chia tay trẻ là: “Chiều mẹ đón con sớm nhé!” Đừng phụ lòng tin và hy vọng của bé, bạn nhé!



Kế hoạch nêu trên chỉ mang tính tương đối. Số ngày cho từng giai đoạn phụ thuộc vào mỗi em bé. Quan trọng là bạn nên chú ý tới tình trạng tâm lý của bé và thảo luận với cô giáo những biểu hiện của bé làm bạn lo lắng (nếu có).



Ai dễ thích nghi hơn?

· Thông thường các em bé gái thích nghi dễ dàng hơn các em trai.

· Những đứa trẻ vui vẻ, lạc quan thích nghi dễ dàng hơn những bé sống thu mình, nhút nhát. Nếu con bạn có những nét tính cách trên, đừng ngần ngại trao đổi với các cô giáo về những đặc điểm của bé để các cô có thể chú ý tới những đặc điểm tính cách của bé trong việc tổ chức quá trình dạy học tại lớp.

· Những em bé có anh trai hoặc chị gái cũng ít gặp khó khăn hơn trong việc thích nghi. Kinh nghiệm giao tiếp với trẻ lớn tuổi hơn làm cho quá trình gây dựng quan hệ với các bạn cùng tuổi dễ dàng hơn. Nếu như các cháu lớn trong nhà đã đi nhà trẻ, đối với bé đó là ví dụ tốt rằng nhà trẻ không có gì nguy hiểm cả.

· Nếu như trong giai đoạn thích nghi mà trong nhà có một em sinh ra thì bé có thể ganh tị với bé mới sinh. Bé sẽ nghĩ rằng bố mẹ “tống” mình đi nhà trẻ để ở nhà yêu em bé. Chính vì vậy nếu bé đã đủ tuổi đến trường thì trước khi bạn sinh 4-5 tháng hãy luyện cho bé lớn đi nhà trẻ để bé không tìm thấy bất cứ sự liên hệ nào giữa việc “đi nhà trẻ” và “mẹ đẻ em bé”, tránh cho bé cảm giác tủi thân, lạc lõng.



Điều gì cản trở quá trình thích nghi?

· Những vấn để nảy sinh trong thời kỳ mang thai (nghén, những bệnh mãn tính và truyền nhiễm của người mẹ, hút thuốc, uống rượu, khó khăn khi sinh (phải mổ, nghẹt thở, trấn thương khi sinh)

· Sự gắn bó với mẹ về tình cảm, sự lo lắng và nỗi sợ của người mẹ về chuyện đi nhà trẻ của con tự động lây sang bé.

· Những mâu thuẫn thường xuyên và kéo dài trong gia đình cũng làm phức tạp sự thích nghi của trẻ.

· Sự không thích giao thiệp, ít tiếp xúc của bố mẹ. Thường những người như vậy có con cũng không cởi mở, dẫn đến trẻ khó khăn trong việc kết bạn với trẻ em cùng lứa tuổi tại nhà trẻ.

· Cha mẹ quá nuông chiều hoặc ngược lại không chú ý đầy đủ và đúng mức tới trẻ.

· Trẻ sinh ra không có bố hoặc mẹ

· Khi cha mẹ có những yêu cầu quá cao với trẻ.

· Những bệnh mãn tính hoặc bẩm sinh mà trẻ mắc phải khiến thể lực và/hoặc trí lực kém phát triển.

HangBi Tr
Cấp 2
Cấp 2

Tổng số bài gửi : 42
Points : 126
Reputation : 0
Join date : 11/10/2022

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết