Bài thuốc hay từ cam thảo dây

Go down

Bài thuốc hay từ cam thảo dây Empty Bài thuốc hay từ cam thảo dây

Bài gửi by vantuongthang 12/8/2015, 09:11

Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L., họ Đậu – Fabaceae hay tên khác của cam thảo dây là dây Cườm thảo, dây Chi Chi, Tương tư đậu, Tương tư tử.

Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.

Bài thuốc hay từ cam thảo dây Quacamthao
Bộ phận sử dụng thường là dây, mang lá, rễ. Dây, rễ, lá cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, ...có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, chất độc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Hạt cam thảo dây chứa chất albumin độc (toxalbumin) khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể sẽ gây giãn hồng cầu dễ dàng, gây hại giác mạc một cách vĩnh viễn. Vì thế, hạt cam thảo dây chỉ được dùng ngoài da để sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt bằng cách nghiền nát hạt để đắp ngoài da, tuyệt đối không được uống. Khi bị ngộ độc hạt cam thảo dây, bạn nên dùng từ 50-60g cam thảo sắc uống hoặc hòa thêm bột đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.

Đông y thường dùng dây và lá cam thảo dây để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị.... Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, người ta còn dùng lá cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để trị đánh trống ngực.

Liều dùng Cam thảo dây: Mỗi lần dùng từ 8 – 16g, dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Hạt Cam thảo dây có màu đỏ đốm đen, có độc, không dùng làm thuốc.

Bài thuốc

Chữa ho: Lá cam thảo dây 8 – 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.

Loét dạ dày: dùng cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.

Huyết áp thấp: Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.

Mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.

Lưy ý: Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo.

Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Liều dùng 8-16g, sắc uống. Có thể dùng thay Cam thảo bắc.

Người ta còn dùng lá Cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực. Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc ti sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột, trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.

Ở Đông Phi, có nơi dùng lá trị rắn độc cắn.

Ở Inđônêxia, người ta dùng dây lá làm thuốc chữa đau bụng, trị bệnh spru (ỉa chảy vùng nhiệt đới).

Ở Philippin, lá và rễ sắc chữa ho, chữa đau mắt hột mạn tính. Rễ dùng thay Cam thảo vì có tính làm dịu. Hạt dùng để tẩy nhưng độc nên không dùng nhiều.

Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt làm thuốc tẩy, gây nôn và kích dục, dùng trong những rối loạn thần kinh và ngộ độc của súc vật. Người ta cũng dùng bột làm thuốc đạn gây sẩy thai. Rễ cũng dùng gây nôn và chống độc.

Ghi chú: Khi bị ngộ độc hạt Cam thảo dây, có các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày - tiểu trường, co giật, xuất huyết nhiều, giảm huyết áp, dùng 50-60g Cam thảo sắc uống, hoặc hoà thêm bột Đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.

vantuongthang
Cấp 1
Cấp 1

Tổng số bài gửi : 10
Points : 30
Reputation : 0
Join date : 01/08/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết